Tạp chí văn nghệ Xứ Thanh
Trang chủ   /   Cửa sổ văn hóa   /   Triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập”
Triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập”

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập” và “Nghi thức ban thưởng trong kỳ thi Đình thời Lê”, tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long.

Triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập” nhằm ôn lại truyền thống lịch sử đầy tự hào của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giới thiệu với du khách về hai di tích tiêu biểu, nơi từng là “bộ não” chỉ huy quan trọng nhất giai đoạn 1968-1975.

Thông qua 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, triển lãm giới thiệu 3 chủ đề chính: Di tích nhà, hầm D67-Dinh Độc lập; Mùa xuân 1975: Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập; Hòa chung niềm vui chiến thắng tại Sài Gòn và Thủ đô Hà Nội vào thời khắc lịch sử 30-4-1975.

Khai mạc triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập”
Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong căn phòng ở di tích nhà, hầm D67.
Khai mạc triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập”
Một đơn vị quân giải phóng tiến vào Đà Nẵng. 
Khai mạc triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập”
Các em học sinh tham quan triển lãm.

Tổng hành dinh của Quân đội nhân dân Việt Nam gồm nhà và hầm D67 là nơi làm việc của Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ Tổng hành dinh, những mệnh lệnh chỉ đạo sáng suốt của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương được gửi đến toàn quân, biến thành hành động cách mạng, sức mạnh đoàn kết, làm nên chiến thắng trên khắp các chiến trường.

Dinh Độc lập không chỉ là đầu não của Chính quyền Việt Nam Cộng hòa mà còn là nơi hội tụ của các đoàn quân giải phóng, trở thành điểm hẹn chiến thắng, nơi lá cờ mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên vào thời khắc 11 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, ghi dấu thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập còn là hành trình dài hơn 20 năm đấu tranh cho độc lập tự do, thống nhất đất nước; là cuộc kháng chiến gian khổ đã toàn thắng, Bắc Nam sum họp một nhà, non sông thu về một mối.

Triển lãm mở cửa đón khách tham quan đến hết ngày 31-5.

Tiếp nối các nội dung trưng bày về thi Đình từ năm 2018, chủ đề triển lãm “Nghi thức ban thưởng trong kỳ thi Đình thời Lê” năm nay tập trung giới thiệu những nghi thức ban thưởng của nhà vua dành cho các vị đại khoa, nhằm đề cao việc học hành, thi cử, truyền thống hiếu học và trọng dụng nhân tài của ông cha ta xưa kia.

Khai mạc triển lãm “Mùa xuân 1975: Từ Tổng hành dinh đến Dinh Độc lập”
Bộ cáng cổ.

Triển lãm giới thiệu một số hiện vật được phục chế liên quan đến thi cử nói chung và thi Đình nói riêng như: Lều chõng của thí sinh đi thi; bảng đề danh người đỗ kỳ thi Đình; Lọng dùng trong lễ vinh quy… Đặc biệt là hiện vật bộ cáng cổ được các nhà chuyên môn xác định thuộc thế kỷ XVII. Đây là hiện vật gốc liên quan đến bà Lê Thị Ngọc Tự, cung tần trong hoàng cung thời Lê, do gia đình cụ Nguyễn Duy Oánh (Thạch Thất, Hà Nội) lưu giữ.

Những hiện vật này sẽ được trưng bày tại Hoàng thành Thăng Long trong khoảng thời gian 1 tháng.

(Nguồn QĐND)


Các tin liên quan

Thống kê truy cập
 Đang online: 153
 Hôm nay: 5344
 Tổng số truy cập: 8930952
Cửa sổ văn hóa

  • TẠP CHÍ VĂN NGHỆ XỨ THANH
  • Địa chỉ: Tầng 9, trụ sở hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh, đường Lý Nam Đế, Phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa - Điện thoại: 0237.3859.400
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Thy Lan
  • Website: tapchixuthanh.vn - Email: tapchixuthanh@gmail.com
  • Giấy phép số 187/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 26/10/2023
  • Đơn vị xây dựng: Trung tâm CNTT&TT Thanh Hóa