Tạp chí văn nghệ Xứ Thanh
Trang chủ   /  

Đông Sơn, trong chiều sâu trầm tích (Ghi chép)

Tôi về Đông Sơn trong đoàn dự Trại sáng tác của Hội Điện ảnh Việt Nam diễn ra tại Thanh Hóa. Ngôi làng cổ ấy nằm trong quần thể di tích Hàm Rồng, vùng đất hội tụ nhiều yếu tố đặc biệt. Hẳn cũng như nhiều người khác, điều quan tâm đầu tiên của tôi nằm ở chỗ đây là ngôi làng mang tên cả một nền văn hóa gắn với lĩnh vực khảo cổ học - nền văn hóa Đông Sơn

Một cõi và ngàn năm (Ghi chép)

Trước khi đến với Không gian văn hóa Việt xứ Thanh, tọa lạc tại trung tâm thành phố Thanh Hóa, tôi đã có may mắn được trao đổi một câu chuyện về đề tài “Công nghiệp Văn hóa” với GS.TS. Trương Quốc Bình, một nhà nghiên cứu văn hóa dân gian tận tụy, uyên thâm, đã có đến mấy chục đầu sách nghiên cứu về văn hóa dân gian, về môi trường sinh thái và về điền thổ, phong thủy

Tái sinh một vùng gốm cổ (Bút ký)

Hai bên quốc lộ 45, đoạn từ Ngã ba Voi, thành phố Thanh Hóa, đi ra ngoại vi theo hướng về Nông Cống và các huyện phía Tây Nam của xứ Thanh, có khá nhiều cảnh quan bắt mắt, trong đó ở quãng giữa cây số 7 và 8 có hai địa chỉ văn hóa - lịch sử ấn tượng là Không gian sinh thái Linh Kỳ Mộc và Khu di tích gốm cổ Tam Thọ

Những đảng viên nơi cổng trời - Kỳ 2: Người Mông ta có Đảng! (Bút ký)

Sùng Seo Sểnh thắp cái đèn lên cho con nó học. Sểnh loáy ha loáy hoáy mãi mới bắt được cái đèn dầu đã cũ cho nó sáng. Cậu con trai năm nay lên lớp 9, so với Sểnh thì con hơn cha rồi! Thời của Sểnh được đi học là quý lắm! Sểnh học hết lớp 6 rồi phải bỏ học để đi rừng, cuốc rẫy góp sức lo cho cái bụng cả nhà không bị đói.  

Một người Cộng sản chân chính đã ra đi (Tùy bút)

Mỗi khi nghĩ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là trong tôi hiện lên hình ảnh một người Cộng sản chân chính. Và lúc này, tôi lại nhớ đến câu chuyện mẹ tôi vẫn kể trong những năm tháng bà còn sống về cha tôi - một người Cộng sản...

Quê hương trong dòng chảy thời gian (Bút ký)

Trong những ngày tháng Tám lịch sử hào hùng của dân tộc, tôi men theo con sông Chu chảy dài, trở về quê hương Thiệu Toán (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) với tâm thế bồi hồi, xúc động. Cùng với bóng núi là hình sông dần hiển hiện. Con sông Chu hiền hòa, con sông Chu kiêu hãnh

Những đảng viên nơi cổng trời - Kỳ 1: Mặt trời của Ón! (Bút ký)

“A Chống à! Mình nhanh lên, đến giờ họp rồi, nhanh tôi chờ, bà con đang chờ, đường hẵng còn xa!”

Con tàu tập kết biểu tượng về bài ca chiến thắng (Tùy bút)

Cách đây 70 năm, ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơnevơ được ký kết về chấm dứt chiến sự, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Thông qua tuyên bố chung bao gồm những nội dung quan trọng như: đình chỉ chiến sự, lập lại, duy trì và củng cố hòa bình;

Người “thắp lửa” nơi tận cùng biên ải (Bút ký)

Ngược dòng sông Mã, chúng tôi thực hiện cuộc hành trình lên đến bản Ón, xã Tam Chung, nơi xa nhất của huyện Mường Lát, mảnh đất nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa.

Viên ngọc xanh giữa đại ngàn (Ghi chép)

Bến En mê hoặc tôi bởi vẻ đẹp thanh bình, thơ mộng. Mỗi lần đến Bến En, trong tôi lại có những cảm xúc khác nhau nhưng thú vị nhất vẫn là được ngắm quang cảnh nơi đây, được hòa mình vào thiên nhiên với cảnh sắc non nước mây trời diệu vợi.

Thống kê truy cập
 Đang online: 66
 Hôm nay: 4092
 Tổng số truy cập: 9241282
Cửa sổ văn hóa

  • TẠP CHÍ VĂN NGHỆ XỨ THANH
  • Địa chỉ: Tầng 9, trụ sở hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh, đường Lý Nam Đế, Phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa - Điện thoại: 0237.3859.400
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Thy Lan
  • Website: tapchixuthanh.vn - Email: tapchixuthanh@gmail.com
  • Giấy phép số 187/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 26/10/2023
  • Đơn vị xây dựng: Trung tâm CNTT&TT Thanh Hóa