Thể lệ cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa”
TỈNH ỦY THANH HÓA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
TÌM HIỂU 90 NĂM TRUYỀN THỐNG Thanh Hóa, ngày 03 tháng 3 năm 2020
VẺ VANG CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH THANH HÓA
*
Số 03-KH/BTC
KẾ HOẠCH
tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 90 năm
truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa”
-----
Thực hiện Kế hoạch số 179-KH/TU, ngày 11/12/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức các ngày kỷ niệm trong năm 2020; Quyết định số 3574-QĐ/TU, ngày 07/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thành lập Ban Tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa” (sau đây gọi tắt là Ban Tổ chức Cuộc thi), Ban Tổ chức Cuộc thi ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh hiểu rõ về truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh trong 90 năm qua. Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của tỉnh. Từ đó, nâng cao lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quyết tâm xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, sớm trở thành “Tỉnh kiểu mẫu”.
- Góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc, bóp méo lịch sử của các thế lực thù địch.
- Cuộc thi cần được tuyên truyền, triển khai, phổ biến sâu rộng ở các cấp ủy, tổ chức đảng, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị; tạo thành đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong 90 năm qua.
II. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, THỜI GIAN TỔ CHỨC CUỘC THI
1. Đối tượng: Là người Thanh Hóa đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh; người tỉnh ngoài, người nước ngoài quan tâm và tham gia Cuộc thi (trừ các đồng chí trong Ban Tổ chức, Tổ giúp việc Ban Tổ chức Cuộc thi).
2. Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trực tuyến hằng tuần trên mạng Internet (Có thể lệ Cuộc thi kèm theo).
3. Thời gian thi
- Thời gian thi trắc nghiệm được tiến hành hằng tuần, bắt đầu tuần thi thứ nhất từ ngày 06/4/2020 và kết thúc vào ngày 06/7/2020.
- Thời gian thi mỗi tuần được tính từ 09 giờ 00 phút ngày thứ hai hằng tuần và kết thúc vào 08 giờ 00 phút ngày thứ hai tuần kế tiếp.
4. Cơ cấu, giá trị giải thưởng
4.1. Giải tập thể: Ban Tổ chức Cuộc thi căn cứ vào địa phương, cơ quan, đơn vị có số lượng người tham gia Cuộc thi các tuần nhiều nhất, có số người trả lời đúng các câu hỏi trong các tuần nhiều nhất và có nhiều người hoàn thành đúng phần thi trong thời gian ngắn nhất để tặng Giấy chứng nhận và phần thưởng cho tập thể trong Lễ tổng kết Cuộc thi.
4.2. Giải cá nhân: Mỗi tuần có 04 giải thưởng, bao gồm:
- 01 Giải Nhất: trị giá 3.000.000 đồng.
- 02 Giải Nhì: Mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng.
- 03 Giải Ba: Mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng .
- 05 Giải Khuyến khích: Mỗi giải trị giá 500.000 đồng.
5. Công bố kết quả và trao thưởng
- Kết quả thi trắc nghiệm hằng tuần sẽ được công bố cập nhật ngay sau khi có kết quả thi tuần (chậm nhất là 11 giờ ngày thứ hai hằng tuần) trên trang website dành riêng cho Cuộc thi và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Hằng tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ tổ chức trao giải thưởng cho những người đoạt giải trong các Cuộc thi trắc nghiệm tuần (người đoạt giải không có điều kiện trực tiếp nhận giải có thể nhận tiền thưởng qua bưu điện hoặc qua tài khoản cá nhân).
- Người đạt giải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về tài khoản ngân hàng, số điện thoại, địa chỉ liên hệ để Ban Tổ chức Cuộc thi chuyển tiền thưởng qua tài khoản.
- Kết thúc Cuộc thi, Ban Tổ chức Cuộc thi tiến hành Tổng kết, trao Giấy chứng nhận và giải thưởng cho các tập thể; trao Giấy chứng nhận cho người đoạt giải Nhất Cuộc thi các tuần.
6. Tài liệu phục vụ Cuộc thi
Người dự thi có thể tra cứu và tham khảo các tài liệu chính, như sau:
1. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1930 - 1954, Nxb Thanh Hóa, 2010.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1954 - 1975, Nxb Thanh Hóa, 2010.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 1975 - 2005, Nxb Thanh Hóa, 2009.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Biên niên những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa 2005 - 2015, Nxb Thanh Hóa, 2015.
5. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Danh xưng Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, 2018.
6. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Di tích lịch sử cách mạng tỉnh Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, 2019.
7. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa, Di sản Văn hóa tỉnh Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, 2019.
8. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Lịch sử tỉnh Thanh Hóa, từ tập I đến tập V.
9. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Đất và người xứ Thanh, xuất bản năm 2002.
10. Ban Nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa, Văn hóa phi vật thể Thanh Hóa, Nxb Thanh Hóa, 2005.
11. Công ty Cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại, Thanh Hóa thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2004.
12. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII và lần thứ lần thứ XVIII.
13. Tỉnh ủy Thanh Hóa, Bác Hồ với Thanh Hóa - Thanh Hóa làm theo lời Bác, Nxb Thanh Hóa, 2017.
14. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Địa chí Thanh Hóa, từ tập I đến tập IV.
15. Tỉnh ủy Thanh Hóa, Thanh Hóa với cách mạng Lào và tỉnh Hủa Phăn (1930-2010), Nxb Thanh Hóa, 2012.
7. Kinh phí: Từ nguồn kinh phí tổ chức các ngày kỷ niệm trong năm 2020 do UBND tỉnh phê duyệt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
- Là Cơ quan Thường trực Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến cấp tỉnh “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa”.
- Phối hợp với Viễn thông Thanh Hóa, xây dựng phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến, quản trị hệ điều hành trong suốt thời gian diễn ra Cuộc thi.
- Chủ trì xây dựng bộ đề thi trắc nghiệm và đáp án, thể lệ Cuộc thi.
- Thành lập Tổ giúp việc Ban Tổ chức Cuộc thi.
- Ban hành các văn bản chỉ đạo, định hướng các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc, các sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, các cơ quan báo, đài trong tỉnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về Cuộc thi; chỉ đạo cán bộ, đảng viên và vận động đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên tích cực tham gia Cuộc thi.
- Xây dựng dự toán kinh phí tổ chức Cuộc thi.
- Chủ trì phối hợp với Viễn Thông Thanh Hóa, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ phát động Cuộc thi.
- Tổ chức chi trả giải thưởng hằng tuần và Lễ tổng kết Cuộc thi.
- Phối hợp với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh, Hội khoa học Lịch sử Thanh Hóa triển khai Kế hoạch tổ chức cuộc thi sâu rộng trong hệ thống chính trị và trong các tầng lớp Nhân dân.
2. Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc
- Phát động, triển khai sâu rộng Cuộc thi trong các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị ở địa phương mình; chỉ đạo Ban Tuyên giáo (tuyên huấn) cùng cấp chủ trì, phối hợp với Ban Thường vụ Huyện Đoàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các cơ quan đơn vị tham mưu cho cấp ủy phát động hưởng ứng Cuộc thi tại địa phương mình.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn hưởng ứng tham gia Cuộc thi.
- Kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân triển khai, hưởng ứng tham gia tích cực Cuộc thi theo kết quả công bố của Ban Tổ chức Cuộc thi; đồng thời, phê bình, nhắc nhở các cơ quan, đơn vị triển khai chưa tốt về Cuộc thi.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc hưởng ứng Cuộc thi ở địa phương và báo cáo kết quả hưởng ứng dự thi của địa phương hằng tháng về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy), trước ngày 30 hằng tháng để tổng hợp báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.
3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh
- Tổ chức phát động Cuộc thi trong hệ thống của mình; đẩy mạnh tuyên truyền, động viên, khuyến khích, biểu dương, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên hưởng ứng tích cực tham gia Cuộc thi.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc hưởng ứng Cuộc thi trong khối và báo cáo kết quả hưởng ứng dự thi trong hệ thống của mình về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy), trước ngày 30 hằng tháng để tổng hợp báo cáo Thường trực Tỉnh ủy.
4. Tỉnh Đoàn
- Ban hành văn bản chỉ đạo các cấp bộ đoàn phát động Cuộc thi; tuyên truyền, động viên, khuyến khích, biểu dương, tạo điều kiện để đoàn viên, sinh viên hưởng ứng, tích cực tham gia Cuộc thi.
- Xây dựng kế hoạch triển khai Cuộc thi; phân công nhiệm vụ cho Đoàn các cơ quan cấp tỉnh, Đoàn Trường Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du Lịch, Đoàn Trường Cao đẳng y tế bố trí đoàn viên tham gia hưởng ứng và dự thi tại Lễ phát động Cuộc thi cấp tỉnh và hưởng ứng tham gia dự thi hằng tuần.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các cấp bộ đoàn trong triển khai, hưởng ứng Cuộc thi và báo cáo kết quả hưởng ứng dự thi của hệ thống mình hằng tháng về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh, trước ngày 30 hằng tháng.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng kế hoạch triển khai Cuộc thi trong toàn ngành.
-Tuyên truyền, động viên, khuyến khích, biểu dương, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, học sinh hưởng ứng, tích cực tham gia Cuộc thi.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc hưởng ứng Cuộc thi trong toàn ngành và báo cáo kết quả hưởng ứng Cuộc thi về Ban Tổ chức Cuộc thi trước ngày 30 hằng tháng.
6. Sở Thông tin và truyền thông
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản làm tốt công tác tuyên truyền về Cuộc thi; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong đăng tải thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc về Cuộc thi trên Internet và mạng xã hội.
- Đăng tải kế hoạch, thể lệ Cuộc thi, câu hỏi thi và địa chỉ dự thi trên trang thông tin điện tử của Sở Thông tin và Truyền thông.
7. Trường Chính trị tỉnh; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn tỉnh
- Tổ chức phát động Cuộc thi ở đơn vị mình; tuyên truyền, động viên, khuyến khích, biểu dương, tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, học viên, sinh viên hưởng ứng, tích cực tham gia Cuộc thi.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc hưởng ứng Cuộc thi của đơn vị và báo cáo kết quả hưởng ứng dự thi của đơn vị hằng tháng về Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh, trước ngày 30 hằng tháng.
8. Viễn Thông Thanh Hóa
- Chủ trì xây dựng phần mềm ứng dụng website, ứng dụng di động và xây dựng 01 website dành riêng cho cuộc thi; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức thành công Cuộc thi.
- Thiết kế banner quảng bá cuộc thi và hướng dẫn các địa phương, đơn vị gắn địa chỉ Cuộc thi lên Cổng thông tin điện tử của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thanh Hóa, các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức tổng hợp kết quả thi hằng tuần; thống kê số lượt người tham gia Cuộc thi của các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, người nước ngoài, người ngoài tỉnh tham gia Cuộc thi; người hoàn thành đúng phần thi trong thời gian trả lời ngắn nhất và số người trả lời đúng hằng tuần, báo cáo kết quả về Cơ quan Thường trực Cuộc thi, trước 10 giờ ngày thứ hai hằng tuần.
9. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Văn hóa và Đời sống, Tạp chí Xứ Thanh
- Mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền về Cuộc thi; đăng tải toàn văn kế hoạch, thể lệ, tư liệu, kết quả Cuộc thi; kịp thời phản ánh đậm nét việc triển khai, phổ biến, hưởng ứng Cuộc thi ở các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng phóng sự về Cuộc thi phục vụ công tác tuyên truyền và Tổng kết Cuộc thi.
Trong quá trình tổ chức Cuộc thi nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương, cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Ban Tổ chức Cuộc thi (qua Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy - Cơ quan thường trực Cuộc thi, điện thoại 0912.240.033 - 0989.338.264) để được giải đáp./.
Nơi nhận: TRƯỞNG BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c), kiêm
- Thành viên Ban Tổ chức Cuộc thi, TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC CUỘC THI
- Các ban, ban cán sự đảng, đảng đoàn,
- Các sở, ngành, MTTQ và đoàn thể cấp tỉnh, (Đã ký)
- Các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc,
- Viễn Thông Thanh Hóa, Nguyễn Văn Phát
- Báo Thanh Hóa, Đài PT-TH tỉnh,
Báo VH&ĐS, Tạp chí Xứ Thanh,
- Trường Chính trị tỉnh, các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
trên địa bàn tỉnh,
- Ban Tuyên giáo (Tuyên huấn) các huyện, thị,
thành uỷ, đảng ủy trực thuộc tỉnh,
- Lưu BTGTU.
----------------------------------------------------------------------------------
THỂ LỆ
Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến
“Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa”
(Kèm theo Kế hoạch số 03-KH/BTC, ngày 03/3/2020
của Ban Tổ chức Cuộc thi cấp tỉnh)
-----
Điều 1. Mục đích yêu cầu
- Tổ chức Cuộc thi trắc nghiệm trực tuyến “Tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa”nhằm tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh hiểu rõ về truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh trong 90 năm qua.
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trong tỉnh, từ đó, nâng cao lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quyết tâm xây dựng quê hương Thanh Hóa ngày càng giàu đẹp, văn minh, sớm trở thành “Tỉnh kiểu mẫu”.
Điều 2. Các quy định chung
2.1. Đối tượng dự thi
Là người Thanh Hóa đang sinh sống, làm việc ở trong và ngoài tỉnh; người tỉnh ngoài, người nước ngoài quan tâm và tham gia Cuộc thi (trừ các đồng chí trong Ban Tổ chức, Tổ giúp việc Ban Tổ chức Cuộc thi).
2.2. Hình thức thi:
Thi trắc nghiệm trực tuyến hằng tuần trên mạng Internet.
Điều 3. Các quy định cụ thể
3.1. Đăng ký tài khoản
Để đăng ký tài khoản, người dùng truy cập vào đường dẫn: https://www.90namdangbothanhhoa.vn. Truy cập vào website, người dùng chọn mục “Đăng ký”, nhập số điện thoại và nhận mã kích hoạt OTP (One Time Password) đến số điện thoại mà cá nhân dùng đăng ký thành viên để xác nhận đăng nhập. Điền các thông tin cá nhân, bao gồm: Tên, giới tính, ngày sinh, nghề nghiệp, đơn vị công tác, mật khẩu là có thể tạo ngay tài khoản một cách nhanh chóng.
- Mỗi số điện thoại chỉ được đăng ký một lần.
3.2. Cách thức tham gia Cuộc thi
Mỗi tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi đưa ra 08 câu hỏi thi trắc nghiệm và 01 câu “Dự đoán số người tham gia”. Câu hỏi thi trắc nghiệm có nội dung về tìm hiểu 90 năm truyền thống vẻ vang của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; về thành tựu công cuộc đổi mới của tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng,… Mỗi câu hỏi có 04 đáp án trả lời, trong đó có 01 đáp án đúng. Người dự thi tiến hành các thao tác sau để trả lời câu hỏi thi của Ban Tổ chức:
Bước 1: Người dự thi truy cập vào đường dẫn: https://www.90namdangbothanhhoa.vn, sau đó truy cập vào banner của Cuộc thi; hoặc truy cập vào một trong các trang website: Đài Phát Thanh và Truyền hình Thanh Hóa (http://truyenhinhthanhhoa.vn); Báo Thanh Hóa điện tử (http://baothanhhoa.vn/); Cổng thông tin điện tử của Tỉnh ủy (https://thanhhoa.dcs.vn/tinhuy),… sau đó truy cập vào banner của Cuộc thi trên các báo, cổng thông tin, trang thông tin điện tử.
Bước 2: Sau khi truy cập vào banner của Cuộc thi, người dự thi tiến hành đăng nhập vào tài khoản.
Bước 3: Trong thời gian 15 phút, người dự thi tiến hành trả lời 08 câu hỏi trắc nghiệm, sau đó điền vào ô “Dự đoán số người tham gia” và bấm vào ô “Hoàn thành”.
3.3. Thời gian thi và cách thức xét giải
* Thời gian thi
- Thời gian thi được tiến hành hằng tuần, bắt đầu tuần thi thứ nhất từ ngày 06/4/2020 và kết thúc vào ngày 06/7/2020.
- Thời gian thi mỗi tuần được tính từ 09 giờ 00 phút ngày thứ hai hằng tuần và kết thúc vào 08 giờ 00 phút ngày thứ hai của tuần kế tiếp.
* Cách thức xét giải
- Mỗi người có thể dự thi nhiều lần/tuần, tuy nhiên chỉ công nhận 01 kết quả trả lời đúng và dự đoán số người tham gia Cuộc thi chính xác hoặc gần nhất.
- Trong trường hợp có nhiều người dự thi cùng trả lời đúng đáp án và dự đoán chính xác hoặc gần nhất số người tham gia Cuộc thi, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 11 thí sinh trả lời đúng 08 câu hỏi thi trắc nghiệm và dự đoán chính xác hoặc gần nhất số người tham gia Cuộc thi để lần lượt trao các giải Nhất, giải Nhì, giải Ba và giải Khuyến khích.
- Nếu trong trường hợp các thí sinh dự đoán số người tham gia Cuộc thi giống nhau, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn thí sinh hoàn thành đúng phần thi trong thời gian trả lời ngắn nhất để trao giải.
Điều 4. Cơ cấu, giá trị giải thưởng
4.1. Giải tập thể: Ban Tổ chức Cuộc thi căn cứ vào địa phương, cơ quan, đơn vị có số lượng người tham gia Cuộc thi các tuần nhiều nhất, có số người trả lời đúng các câu hỏi trong các tuần nhiều nhất và có nhiều người hoàn thành đúng phần thi trong thời gian ngắn nhất để tặng Giấy chứng nhận và phần thưởng cho tập thể trong Lễ tổng kết Cuộc thi.
4.2. Giải cá nhân: Mỗi tuần có 04 giải thưởng, bao gồm:
- 01 Giải Nhất: trị giá 3.000.000 đồng.
- 02 Giải Nhì: Mỗi giải trị giá 2.000.000 đồng.
- 03 Giải Ba: Mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng .
- 05 Giải Khuyến khích: Mỗi giải trị giá 500.000 đồng.
Điều 5. Công bố kết quả và trao giải
- Kết quả thi trắc nghiệm hằng tuần sẽ được công bố cập nhật ngay sau khi có kết quả thi tuần (chậm nhất là 11 giờ ngày thứ hai hằng tuần) trên trang website dành riêng cho Cuộc thi và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Hằng tuần, Ban Tổ chức Cuộc thi sẽ tổ chức trao giải thưởng cho những người đoạt giải trong các Cuộc thi trắc nghiệm tuần (người đoạt giải không có điều kiện trực tiếp nhận giải có thể nhận tiền thưởng qua bưu điện hoặc qua tài khoản cá nhân).
- Người trúng giải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin về tài khoản ngân hàng, số điện thoại, địa chỉ liên hệ để Ban Tổ chức Cuộc thi chuyển tiền thưởng qua tài khoản.
- Kết thúc Cuộc thi, Ban Tổ chức Cuộc thi tiến hành Tổng kết, trao Giấy chứng nhận và giải thưởng cho các tập thể; trao Giấy chứng nhận cho người đoạt giải Nhất Cuộc thi các tuần.
Thể lệ Cuộc thi có hiệu lực từ ngày công bố và được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc sửa đổi, điều chỉnh nội dung Thể lệ chỉ được thực hiện khi có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Tổ chức Cuộc thi./.
BAN TỔ CHỨC CUỘC THI