Chiếc điện thoại trên bàn bỗng bật sáng, rung nhè nhẹ. Hoàng ngừng tay viết cầm máy, dòng tin nhắn hiện lên: “Chào nhà văn, em vừa đọc xong truyện ngắn Mưa khuya của anh, em rất thích”.
Hoàng mỉm cười, nhớ lại truyện Mưa khuya viết về thời sinh viên của mình. Thời đó anh có bạn học tên Loan. Sở thích của nàng khá đặc biệt. Khi mọi vật dường như chìm vào trong giấc ngủ say nồng, Loan lang thang một mình, nhấp nháp dư vị của phố khuya. Lác đác một hai người trên đường. Không gian trong lành, yên tĩnh lạ thường, có thể nghe tiếng thở của thành phố, thì thầm tiếng trò chuyện của hàng cây, tiếng cựa mình của chú chim trên tổ cao. Nếu mà giữa mùa đông rét cắt da cắt thịt, tím tái cả chân tay, vừa đi vừa co ro thì còn tuyệt hơn. Khi quen nhau, Hoàng thường chiều nàng, có khi khuya lắc khuya lơ mới về kí túc xá. Nhiều lần họ còn đi dưới làn mưa bụi bay bay. Loan cứ tưởng đấy là tơ trời giăng mắc khắp không gian, tơ trời thắt buộc uyên ương. Lần tìm đôi bàn tay ấm, truyền nhiệt cho nhau mà quên đi cái lạnh đang len lỏi, xâm nhập vào cơ thể. Bỗng ập đến cơn mưa rào. Mưa như trút nước, xối xả, triền miên trên mặt đất. Đôi trai gái đành chạy vào Quốc Tử Giám trú mưa. Thời đó Quốc Tử Giám chưa bán vé thu tiền, nghĩa là cổng phụ mở suốt ngày đêm. Lạnh! Loan nép vào người Hoàng. Hơi ấm của đối phương khiến cơ thể họ nóng dần lên. Hoàng lướt nhẹ trên bờ môi mọng, mềm, ngọt của Loan. Loan thụ động hoàn toàn. Vụng về! Cuống quýt! Đê mê! Đây là nụ hôn đầu đời của cả hai. Ở chốn linh thiêng con người ta thường biết giới hạn của đường biên. Đêm khuya ở ngôi miếu thiêng thành kỉ niệm khó phai thời sinh viên của Hoàng. Sau này thành nhà văn, anh đã viết một truyện ngắn về kỉ niệm đẹp ấy, không ngờ có người đồng cảm với anh, tiếc rằng không phải Loan mà là một độc giả nào đó có kỉ niệm overnight như Hoàng và Loan. Hoàng mơ màng nghĩ về người con gái vừa nhắn tin cho anh, chắc nàng còn trẻ, đang là sinh viên hoặc cùng lắm là mới ra trường, có lẽ nàng rất yêu văn chương và có tâm hồn mơ mộng.
Năm nay Hoàng 30 tuổi, ở tuổi này người ta đã có vợ có con, thế mà chàng vẫn phòng không chiếc bóng. Chàng chỉ yêu khi trái tim thực rung động, chứ không tặc lưỡi qua loa. Hoàng ngán ngẫm, con gái bây giờ sống thực dụng quá, chỉ thấy các cô chân dài cặp quan chức, lấy đại gia, có thấy người đẹp yêu giới văn nghệ sĩ rớt mùng tơi đâu. Nhớ đến cô gái vừa nhắn tin, chàng liền nhắn lại: “Em đọc truyện ngắn Mưa khuya ở đâu vậy?”. Tin nhắn hiện lên: “Em đọc trên báo Văn nghệ tuần trước”. Hoàng cười thầm, nàng nói chính xác, truyện ngắn của anh được in trên trang nhất báo Văn nghệ, đây là tờ báo văn chương uy tín của Hội Nhà văn Việt Nam. Chàng bấm máy: “Phải chăng em cũng đã từng đi trong mưa khuya?”. Hiện lên tin nhắn: “Hồi sinh viên, em cũng đã nhiều đêm overnight và cũng đã có lần gặp mưa, núp trong ngôi đền, cứ mỗi tia chớp lóe lên lại thấy ông Ác mặt mày dữ tợn trừng trừng nhìn làm em sợ run”. Cảm giác đó sao lại giống với Loan khi anh và nàng núp trong Văn Miếu thế nhỉ? Một đợt chớp lóe lên, Loan lại ôm chặt anh hơn. Hoàng chợt cười, người ta nói, truyện ngắn hay là truyện ngắn chinh phục được khối óc, lay động trái tim người đọc, với trường hợp này, truyện ngắn của mình đã lay động được trái tim cô bé chăng? Có phải những kỷ niệm đẹp thời sinh viên như vỉa quặng quý mà nhà văn khơi lên, đốt cháy thành ngọn lửa của nghệ thuật và vô tình nó cũng đốt cháy vỉa quặng kỷ niệm trong lòng độc giả để sáng lên ngọn lửa đồng điệu của nghệ thuật, làm độc giả thích thú như phát hiện ra cái mới lạ của chính mình, gọi là đồng sáng tạo. Trường hợp của cô bé này là như thế chăng? Còn mình năm ấy, núp cạnh bia tiến sĩ trong Văn Miếu, những tấm bia này có là ông Ác, ông Thiện không? Hoàng quyết định hẹn gặp cô bé, chàng tò mò muốn biết cô bé có xinh không, có hiền và đặc biệt là có tâm hồn đồng điệu với mình không? Chàng nhắn lại: “Anh vừa ra cuốn tiểu thuyết, muốn tặng em, em có thích không?”. Chàng vừa được nhà xuất bản biếu 10 cuốn sách quyền tác giả. Cuốn tiểu thuyết “Tình yêu thời áo trắng”, đó cũng là những kỉ niệm vui buồn thời sinh viên của chàng, tình yêu của chàng trong lúc đất nước khó khăn. Người đầu tiên chàng tặng sẽ là cô bé mà mình chưa quen biết này, trước khi tặng sếp và một số người thân nhất. Màn hình lại sáng lên và tin nhắn hiện ra: “Em rất thích giọng văn của anh, bởi vậy được đọc tiểu thuyết của anh thì còn gì bằng. Cảm ơn nhà văn trước nhé!”.
Cô nàng đã mở lòng, bây giờ chỉ còn cuộc hẹn là xong. Hoàng nhẩm tính chọn địa điểm, quán cà phê nào nhỉ? Phải là quán cà phê có cái view đẹp, lãng mạn, yên tĩnh, ôi từng ấy thứ sẽ là quán nào nhỉ giữa thành phố có bao nhiêu quán cà phê? À, nhà nàng ở đâu để mình chọn quán cà phê cho nàng đi gần nhất. Nhưng chưa quen mà hỏi, nàng sẽ nghĩ mình tò mò, thôi cứ chọn quán ở trung tâm thành phố, dù ở đâu ai cũng thích đến đó. Chàng nhắn cho nàng “Vậy gặp nhau ở quán cà phê The Note coffee gần Hồ Gươm vào 7h tối nhé!”.
Chiều, Hoàng đi làm về sớm hơn, chàng tắm rửa sạch sẽ, chọn bộ quần áo đẹp nhất rồi phóng xe lên Hồ Gươm. Chàng phải đến trước nàng nửa tiếng đồng hồ, là con trai không nên để con gái chờ, như thế mới ga lăng. Giờ G cũng đến, Hoàng nhìn thấy một cô gái từ taxi bước xuống. Dù chưa gặp, chàng vẫn biết chính xác đó là nàng. Nàng đi nhẹ nhàng, thanh thoát như gió thoảng, mây bay, dáng mảnh mai trong chiếc váy cao quá đầu gối, để lộ cặp đùi thon nhỏ, trắng hồng. Khuôn mặt trái xoan được đánh phớt qua, điểm chút son hồng trên môi hình trái tim làm khuôn mặt và làn da vốn trắng của nàng thêm tươi tắn, rạng rỡ. Chiếc mũi cao, thanh thanh có nét gì đó tây tây. Chiếc áo hồng khoét cổ hơi rộng thấp thoáng bộ ngực đầy đặn, chắc nịch, mơn mởn, hài hòa với ba vòng đo hoa hậu. Hoàng đứng lên chạy đến đón nàng.
Đi bên nàng, Hoàng nghe thoang thoảng hương thơm rất dễ chịu, đánh thức trong sâu thẳm tâm hồn chàng về một miền quê có hương bưởi, hương ổi, hương nhài…
Họ chọn bàn nhìn ra Hồ Gươm, vừa uống cà phê vừa ngắm dòng người ngược xuôi, ngắm mặt hồ như chiếc khăn nhung đính hàng nghìn sợi kim tuyến lấp lánh do ánh đèn điện phản chiếu. Thoáng nhìn cô bé, chàng thật thà:
- Em thật trẻ đẹp, có vẻ như là sinh viên năm thứ nhất.
Ở đời thật lạ, đang rất trẻ mà vẫn thích người khác khen rằng mình trẻ. Nghe câu nhận xét của Hoàng, miệng nàng tươi rói:
- Anh nói không sai, em đang học năm nhất trường đại học Giao thông Vận tải.
Hoàng nghĩ thầm, cũng may mình với nàng đã xưng hô anh em, nếu chưa, dám nàng xưng chú mất. Trong lúc nói chuyện, Hoàng thỉnh thoảng lại ngắm nàng đắm đuối. Sao mình cảm thấy nàng quen quen? Đặc biệt là đôi mắt đen lay láy, biết nói. Mà không, cả cái dáng, nụ cười, cách nói chuyện, âm thanh thoát ra từ chiếc miệng xinh xắn kia cũng rất quen. Mình gặp ở đâu chăng? Cố lục tìm trong kí ức, chẳng lẽ? Không! Không thể! Vì cô bé mới 19 tuổi? Giọng nàng nho nhỏ:
- Tại sao anh lại nhìn em nhiều thế?
- Anh thấy em quen lắm, hình như ta đã gặp nhau ở đâu rồi.
Khúc khích tiếng cười:
- Em mới gặp anh lần đầu, làm sao quen được? Hôm nay em mới biết đích xác quả nhà văn có trí tưởng tượng phong phú.
Họ nói với nhau rất nhiều chuyện, chàng kể cho nàng nghe những kỉ niệm thời sinh viên. Chợt nàng hỏi:
- Cho em tò mò một chút, hồi đó anh có yêu một cô sinh viên nào không?
Hồi ức về mối tình đầu tươi đẹp, nhất là những đêm hai người đi chơi khuya, đi trong mưa rét mà chàng đã viết trong truyện. Kỷ niệm ùa về, Hoàng trải lòng với cô gái. Có lẽ tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Đến bây giờ chàng vẫn chưa thể yêu một người con gái khác, làm sao tìm được hình bóng xưa, tâm hồn xưa? Nghĩ đến nàng, chàng lại rưng rưng. Con cá mất là con cá to ư? Không hẳn! Hay chàng quá lụy tình? Cũng không! Hay chàng chai sạn cảm xúc? Càng không! Chàng là nhà văn. Nhà văn không chấp nhận cái na ná! Phải đích thực, phải đồng cảm tương liên. Câu chuyện của Hoàng làm Phượng cũng cảm động theo:
- Anh quả là một chàng trai tuyệt vời! Nếu cô Loan ngày xưa mà nghe được chắc nàng rơi nước mắt, sẽ càng yêu anh hơn.
Hoàng bùi ngùi:
- Anh rất vui vì gặp được em, em cũng có nét hao hao giống Loan. Xin em đừng nghĩ em là bóng dáng người xưa mà tội nghiệp cho anh, cho Loan và cho cả em! Rõ ràng anh thấy giữa em và Loan có tâm hồn đồng điệu.
Phượng ngẩng lên nhìn Hoàng, cô thấy những lời nói chân thành trong mắt anh.
*
Đêm đó Hoàng không tài nào chợp mắt nổi. Trong đầu anh vang lên câu hỏi: Phượng có phải là Loan không? Sao mắt, môi, miệng, dáng đi, cách nói… giống đến thế? Nhưng không thể Loan là cô gái 19 tuổi được và Loan cũng không đẹp bằng Phượng. Phượng có nét đẹp của một hot girl, của hoa hậu đang ăn khách trên sàn diễn. Kì lạ! Chợt nhớ ra một việc, chàng vồ lấy điện thoại, nhắn tin cho Phượng: “Em à, sắp vào hội Lim rồi, em đi xem Quan họ với anh nhé!”. Tin nhắn trên Zalo hiện ra: “Vâng, em cũng rất thích nghe Quan họ.” Hoàng nhắn lại: “Em có biết hát Quan họ không?”. Tin nhắn mới: “Em hát Quan họ cũng tạm được, hôm nào em hát cho anh nghe”. Bấm máy lia lịa: “Vậy 7h tối mai, anh đón em đến quán Karaoke, em hát Quan họ cho anh nghe nhé!”. Màn hình nhập nháy rồi hiện lên dòng chữ: “Vâng!”. Hoàng bấm sticker hình một cô bé đang ngủ, cửa sổ có hình ông trăng và dòng chữ ngủ ngon. Buông máy cười thầm, chàng nhớ lại những ngày quen Loan, nàng rất thích Quan họ, nhiều lần đi Karaoke với Hoàng, nàng hát Quan họ cực đỉnh, không kém Thúy Hường, Thúy Cải. Từ “Ngồi tựa mạn thuyền”, “Mời trầu” cho đến “Giã bạn”. Có lần, anh hỏi: “Em hát được chầu văn không?”. Nàng cười mỉm và hát cho Hoàng nghe bài “Cô đôi thượng ngàn”. Cái giọng ca ấy, cái đầu mày cuối mắt ấy không bao giờ anh quên được.
*
Hóa ra nhà nàng ở đường Nguyễn Trãi, cách nhà Hoàng không xa. Chàng chọn một quán Karaoke gần nhà nàng. Trong danh bạ karaoke rất ít bài hát Quan họ, như “Giã bạn”, “Bèo dạt mây trôi”. Mà hát karaoke điệu Quan họ kèm theo nhạc không hay bằng hát không nhạc nên họ nhất trí tắt hẳn âm thanh. Phượng bắt đầu bằng bài hát “Còn duyên”… Tiếng nàng đong đưa, con mắt lúng liếng: Còn duyên là duyên, kẻ đón á đón người đưa, hết í duyên là duyên đi sớm, về trưa ớ trưa mặc lòng… Tiếng hát ngân lên cao vút, luyến láy, đa tình, tưởng như sân khấu Quan họ đang hiển hiện trước mắt Hoàng. Phượng biến thành cô gái Quan họ, chỉ thiếu nón quai thao, áo tứ thân… Hoàng chìm đắm trong đôi mắt thăm thẳm tình tứ và bàn tay uốn lượn, rất hợp với giọng hát và giai điệu ngọt lịm ấy. Trong dáng điệu vẫn thấp thoáng một cô Loan ngày xưa đã hát cho Hoàng nghe. Anh đứng lên hát cùng Phượng, tiếng hai người quấn quýt, hòa quyện, nâng đỡ nhau, lúc trầm lúc bổng. Tưởng như họ là cặp đôi hát song ca ăn ý. Hoàng nói nhỏ vào tai Phượng:
- Tại sao chúng ta lại hát quyện với nhau đến thế, như cặp đôi vàng Trọng Tấn với Anh Thơ vậy?
Lúng liếng đôi mắt, nàng lên tiếng:
- Có lẽ chúng ta tập với nhau từ kiếp trước.
Lời thốt ra của Phượng làm chàng nổi da gà. Có một điều gì đó bí ẩn ở người con gái này. Để giải lời thắc mắc, Hoàng chợt hỏi:
- Em có biết hát chầu văn không?
Phượng gật đầu rồi đứng lên, làn điệu hầu đồng lại ngân nga xoay lượn. Phượng hát đúng bài “Cô đôi thượng ngàn” mà Loan đã hát cho Hoàng nghe. Cũng những điệu nhấn nhá, ngân nga: Ngọc điện chốn kim môn cô ra vào, ngọc điện chốn kim môn… Chàng vừa thích thú vừa rờn rợn.
Cách đây bốn năm, Loan gửi cho chàng tin nhắn: “Em phải theo bố mẹ sang định cư bên Canada, không biết bao giờ gặp lại. Em xin lỗi anh vì phải đột ngột ra đi, nếu có gì em sẽ nhắn tin lại. Tạm biệt anh yêu dấu”. Rồi Loan biến mất như sương khói. Điện thoại không còn liên lạc được. Hoàng tìm đến nhà của Loan, hàng xóm nói gia đình cô đã đi định cư ở nước ngoài. Một năm! Đằng đẵng. Hai năm. Diệu vợi… Vẫn không thấy tin tức của nàng.
*
Cơn mưa buổi chiều bất ngờ đổ xuống trắng xóa cả đất trời, làm những người đi đường vội dừng xe mặc áo mưa. Hoàng nghĩ gần về đến nhà rồi nên cố chạy thêm một đoạn nữa. Bởi thế chàng bị dính mưa, tuy không ướt như chuột lột nhưng cơn mưa cũng đủ làm cho chàng cảm thấy lạnh. Chạy vội vào phòng tắm, Hoàng mở vòi nước nóng để chống cái lạnh, cái nhớp nháp của mưa, bụi, rất khó chịu. Khoảng hơn tiếng đồng hồ sau, Hoàng thấy gai gai lạnh, người uể oải, mặt nóng bừng… Biết rằng mình bị cảm, Hoàng lấy dầu gió xoa khắp người cho ấm rồi lên giường đắp kín chăn, răng vẫn đánh lập cập, người ớn lạnh. Chợt điện thoại của Hoàng rung nhè nhẹ, zalo có tin nhắn: Anh ăn cơm chưa? Hoàng trả lời: Anh chưa ăn cơm mà chắc ăn không nổi. Lập tức màn hình hiện lên: “Anh làm sao vậy?”. “Anh bị trúng mưa”. “Trời, anh không trú mưa lại để mưa ướt như vậy, rồi bị sốt thì nguy đó. Thôi để em đến thăm anh”.
Nhận ra nàng bởi mùi hương vườn quê thoang thoảng, đánh thức nỗi nhớ xa xăm trong Hoàng. Phượng kéo chăn và sờ bàn tay mát lạnh lên trán chàng rồi kêu lên:
- Trời ơi, anh nóng như hòn than. Để em nấu nước xông cho anh, ra hết mồ hôi là đỡ ngay.
Phượng đã đoán trước mọi việc nên mua sẵn lá xông. Nàng bỏ lá xông vào nồi và bắc lên bếp ga. Chỉ một thoáng nồi nước xông ngào ngạt tỏa hương. Nàng bưng nồi lá xông đang tỏa sức nóng cùng hương thơm đến bên chàng, ân cần như người vợ mới cưới:
- Anh ngồi dậy xông đi, càng ra nhiều mồ hôi càng chóng khỏi bệnh.
Hoàng uể oải ngồi dậy, trùm chăn lên nồi lá xông. Hơi nóng từ nồi lá xông tỏa ra mang theo hương thơm của lá sả, lá tre, lá bưởi… quyện trong hương hoa, phải rồi, vườn cây ăn trái của bà ngoại mà tuổi nhỏ Hoàng thường về nghỉ hè đắm mình trong đó… Hoàng chỉ dám hé vung cho hơi nóng phả lên mặt rồi từ từ nhích vung nồi mở rộng dần. Người toát mồ hôi, nhỏ xuống long tong trên nồi lá xông. Chàng cố gắng chịu đựng sức nóng vì biết rằng càng ra nhiều mồ hôi càng chóng khỏi. Nửa tiếng sau, tung chăn đứng lên, người ướt đẫm như vừa tắm xong, Hoàng thấy nhẹ nhõm hẳn. Chàng cười:
- Vợ anh giỏi quá, rất biết chăm sóc cho chồng. Anh đã hết bệnh rồi.
Sau hai lần xông, Hoàng thấy mình khỏe khoắn như thường. Chàng sung sướng kéo người đẹp vào lòng, đặt làn môi nóng bỏng của chàng lên làn môi mềm mại của Phượng làm nàng thấy có dòng điện truyền qua khắp chân tơ kẽ tóc của mình. Lí trí thì muốn đẩy Hoàng ra còn cảm xúc như muốn nó gắn chặt vào môi mình hơn nữa. Đôi môi tham lam làm Phượng ngộp thở. Chiếc lưỡi kỳ ảo đang cuốn chặt lấy lưỡi nàng, nó như có lực hấp dẫn làm người nàng nóng ran, tim đập loạn nhịp, chưa bao giờ cảm xúc trong nàng lại mãnh liệt đến thế. Thân thể của chàng như có sức hút ghê gớm làm thức dậy bản năng đàn bà. Biết Phượng đang phiêu diêu trong cảm xúc tuyệt đỉnh, Hoàng ôm chặt lấy tấm thân mềm mại của nàng kéo xuống giường. Chàng kéo chăn đắp lên người Phượng, họ khúc khích trong chăn. Phượng kêu:
- Anh làm em ngột thở đây này, trong chăn hôi ơi là hôi. Anh ở bẩn, lười giặt chăn đúng không?
Hoàng cười:
- Anh chỉ thấy mùi thơm trên da thịt em, có cả hương hoa trong vườn bà ngoại anh nữa. Không có một hương thơm nào có thể sánh nổi. Hấp dẫn, mời gọi vô cùng!
Đôi môi nồng ấm lại hôn lên tóc, trán, dừng thật lâu ở đôi mắt rồi đến má, cổ và cứ thế thấp dần xuống thân thể nàng. Đôi môi lướt đến đâu từng lông tơ của nàng rung cảm đến đó. Thình thịch trống ngực, người nàng rạo rực. Chưa bao giờ trong nàng có hiện tượng lạ đó. Thời gian qua, nàng cũng có nhiều buổi trong vòng tay Hoàng, nàng cũng ngập tràn trong xúc cảm nhưng đến khi chàng kéo quần nàng xuống thì nàng đủ tỉnh táo để gạt tay đối phương ra. Không phải một lần mà cả tháng qua, nàng đã chiến thắng dục vọng bản năng của mình. Kết quả là Hoàng đều chịu thua bởi chàng là nhà văn, bao giờ cũng hướng đến cái thiện, cái nhân bản. Trước phái yếu, nhà văn lại càng phải thể hiện trái tim nhân ái của mình, vì thế Hoàng không muốn ép Phượng nếu nàng không thích, không tự nguyện dâng hiến. Nhưng lần này, tấm thân quá nóng bỏng, đôi môi như có ma lực, cả bàn tay điêu luyện lúc thì mơn man, lúc thì bóp mạnh khiến nàng không đủ sức kháng cự, có chăng cũng chỉ là yếu ớt, buông xuôi và tận hưởng. Không biết từ lúc nào, trên thân thể nàng không còn mảnh vải. Ôi, tòa thiên nhiên mới tuyệt mĩ làm sao! Ông trời quá ưu ái cho chàng được chiêm ngưỡng nó. Chàng như muốn uống hết vẻ đẹp từ chân tóc cho tới gót sen hồng của nàng. Chàng muốn không gian và thời gian như ngưng đọng lại để vẻ đẹp được trường tồn. Mắt chàng gắn chặt vào bộ ngực thanh tân. Trái đào trắng nõn, căng cứng, tròn đầy vươn ra mây mẩy! Lòng thuyền mở ra đến vô bờ đón nhận. Những đợt sóng lớn sóng nhỏ liên tiếp trào dâng. Chiếc thuyền bồng bềnh, bồng bềnh theo nhịp sóng…
Khi nàng ngồi lên, Hoàng nhìn thấy trên tấm ga một đám nhuộm màu hoa hồng nhung. Thăng hoa tột độ cộng với sự trinh trắng của Phượng khiến Hoàng như đang bay. Vết máu tươi đã đánh tan tất cả những thắc mắc trong Hoàng. Chắc chắn Phượng không phải là Loan, vì giữa Hoàng và Loan đã qua nhiều đêm như thế trên chiếc giường này. Lúc sau, Phượng rúc đầu vào nách Hoàng thút thít khóc, chàng vuốt ve trái lê đầy đặn, chắc lẳn vẫn còn đang trong giai đoạn hưng phấn nên độ căng cứng càng bung nở hơn. Khuôn ngực Phượng cũng khác hẳn khuôn ngực của Loan. Ngực Loan nhỏ, núm vú hơi thô. Chàng tò mò nhìn xuống cặp đùi mịn màng trắng nõn nường không một tỳ vết của Phượng. Trên “Lạch đào nguyên”, một cánh đồng đang ở độ xuân thì, cỏ xanh mềm mướt mát, chàng thì thầm:
- Sao nó mượt và thẳng như ra tiệm duỗi vậy em?
Phượng thỏ thẻ:
- Vậy xấu hay đẹp anh?
Hoàng cười thích thú:
- Đẹp, rất ít người có được cái đẹp như em.
Hoàng nhớ tới Loan, của nàng chỉ hơi lưa thưa chứ không được rậm rạp, mượt mà như của Phượng.
Bỗng Phượng ngồi thẳng dậy nhìn vào mắt Hoàng:
- Vậy là anh trải qua rất nhiều cô đúng không?
- Sao em hỏi anh câu đó?
- Vì anh vừa so sánh.
- À, anh nhớ tới truyện tiếu lâm.
- Chuyện như thế nào anh?
- Chuyện như vầy: Đêm tân hôn, sau khi uống rượu giao bôi, Aladin bồng công chúa lên giường, họ đang hôn nhau thì Thần Đèn chợt hiện lên: Thưa chủ nhân, thần đợi lệnh. Aladin cáu: Ngươi hãy đi lấp biển Thái Bình Dương cho ta. Thần Đèn tuân lệnh biến đi. Hai vợ chồng lại lao vào nhau. Chỉ một lúc sau, Thần Đèn lại xuất hiện: Thưa chủ nhân, thần đã làm xong việc. Aladin bực mình: Ngươi hãy san phẳng dải Himalaya cho ta. Thần Đèn lại tuân lệnh và biến đi ngay, nhưng chỉ vài phút sau Thần Đèn lại hiện ra trước đầu giường: Thưa chủ nhân, việc chủ nhân giao thần đã hoàn thành. Đôi vợ chồng chưa làm ăn gì được, tỏ ra rất cáu. Công chúa ngồi dậy nói với chồng: Chàng cứ yên tâm, thiếp sẽ có cách. Công chúa gọi Thần Đèn ra ngoài to nhỏ với Thần Đèn điều gì đó rồi quay vào đóng cửa phòng lại. Họ ân ái với nhau tới sáng mà không bị ai làm phiền. Sáng ra Aladin mở cửa vẫn thấy Thần Đèn đứng ở bên ngoài, vẫn chăm chú làm việc, liền hỏi: Này, Thần Đèn, ngươi đang làm gì vậy? Thần Đèn ngẩng lên: Thưa chủ nhân, công chúa giao cho thần sợi gì xoăn xoăn bảo thần vuốt thẳng ra, nhưng thần vẫn chưa hoàn thành.
Phượng cười rũ, đấm vào lưng Hoàng thùm thụp:
- Quỷ sứ nhà anh.
- Đấy anh biết so sánh dựa vào truyện tiếu lâm chứ anh biết nó quăn hay thẳng đâu.
Nàng về rồi Hoàng bỗng nhiên thắc mắc, khi người ta xông xong, lỗ chân lông giãn nở, mồ hôi ra nhiều thì ham muốn tình dục sẽ giảm, nhưng chàng thì ngược lại, tò mò, chàng chạy xuống bếp tìm nồi lá xông. Nồi trống không. Thảo nào, chàng linh cảm nồi lá xông có thứ thuốc thần bí với hương thơm kỳ ảo như là thuốc tiên làm chàng không những nhanh chóng khỏi bệnh mà còn có một năng lượng tiềm tàng dẫn đến tình yêu dạt dào cho cả chàng và nàng.
Một bữa, Hoàng hỏi Phượng:
- Này em, em có tin chuyện tâm linh không? Em có tin rằng, thế giới này còn có một thế khác song trùng với thế giới chúng ta không?
Phượng ngồi dậy, nàng hắng giọng kể:
- Em tin rằng có một thế giới thần linh, nếu làm ác sẽ gặp ác. Ở gần nhà em, có một gia đình ba đời làm lò mổ lợn, giàu ơi là giàu, có mấy ngôi biệt thự, tiền nhiều không kể xiết, thế mà có lần, một ông đạo sĩ đi qua nói: Nhà bác phải làm nhiều việc thiện vào kẻo sau này không có bát mà ăn. Bà chủ cười khẩy nghĩ nhà mình giàu thế này, ăn chẳng hết, bạc vàng đầy tủ, làm gì có chuyện không có bát mà ăn. Một lần bà chủ mổ phải con lợn chửa. Bình thường người ta mời thầy cúng, làm lễ cho con lợn nhưng bà thì không, còn vứt đàn lợn con xuống cống. Quả nhiên là nhà bà bị báo oán. Năm đầu tiên người con cả bị oan ức trong cơ quan treo cổ tự tử ngay trong phòng làm việc. Năm tiếp theo, người con thứ hai bị tai nạn giao thông hôn mê gần nửa năm trời. Bác sĩ nói với gia đình, tiên lượng rất xấu, chuẩn bị hậu sự là vừa. Bỗng một ngày anh ta tỉnh dậy kể: Mẹ ơi, lúc bất tỉnh con thấy mình đến một ngôi chùa, ngoài cổng đề âm phủ, cánh cửa từ từ mở ra, anh con bay là là ra nói: “Mày về đi, tao không hợp với mày, tao hợp với con Vân cơ mà”, rồi con giật mình tỉnh dậy. Bà mẹ sợ tái xanh mặt mày vì nghĩ rằng anh cả gọi em gái thì nguy cho Vân rồi. Còn một ngày nữa đến giỗ anh cả thì Vân nói với mẹ: Mẹ ơi, mẹ cho con mượn cái kéo để mai con cắt quần áo đốt cho anh cả. Đêm hôm ấy Vân dùng dao rạch từ cổ xuống bụng. Anh ạ, một người bình thường chỉ cần đâm vào cổ là đủ chết rồi thế mà chị Vân lại còn rạch từ cổ xuống đến rốn như người ta phanh bụng một con lợn thì chỉ có ma làm mới ghê rợn đến thế. Đêm ấy người anh thứ hai như có linh tính, không ngủ được dậy uống nước, trông thấy máu đỏ tươi chảy từ phòng em gái ra, giọt giọt xuống cầu thang. Anh chạy lên đập cửa phòng gọi: Vân, Vân, mở cửa ra! Không có tiếng động, anh cầm ghế đập tung cánh cửa, thấy em mình nằm trên vũng máu, tim gan phèo phổi lòi hết cả ra, thật khủng khiếp… Đấy lời ông đạo sĩ ngày xưa đã ứng nghiệm. Người ta nói có đức mặc sức mà ăn, gia đình đó đã gieo nghiệp chồng nghiệp, cuối cùng, người anh thứ hai cũng ốm dặt dẹo gần chết, bà mẹ thì bị đột quỵ liệt nửa người. Bao nhiêu của cải tiêu tan hết, giờ trở nên nghèo kiết xác, đúng là không có bát mà ăn thật.
Nghe xong câu chuyện, Hoàng lạnh toát cả người mà lưng áo đẫm mồ hôi bởi vì anh vẫn ngờ ngợ Phượng có nét quen quen của Loan. Bốn năm trước Loan đã kể cho anh chuyện này và giờ muốn kiểm tra xem Phượng có phải là Loan nên gợi lại câu chuyện tâm linh năm xưa. Đúng như Hoàng dự đoán, Phượng đã kể lại câu chuyện nhà mổ lợn. Vậy là sao? Hay là Loan đã phẫu thuật thẩm mỹ để thành Phượng bây giờ? Hoàng nhớ ngày xưa bên Loan, chàng hay vuốt ve cánh mũi của nàng và nói: “Anh vừa đọc cuốn sách tự truyện của Lê Huyền Anh, có nick name Bà Tưng, cô nàng nhan sắc cũng bình thường nhưng đã cắn răng chịu đau để thẩm mỹ nâng mũi, gọt cằm, nâng ngực… bây giờ trở thành hot girl nổi tiếng”. Những lời vô tình của Hoàng làm cho Loan buồn. Nàng thở dài: “Nếu em có tiền, em cũng sẽ đi thẩm mỹ để cho vừa lòng anh”. Hoàng lấp liếm: “Là anh nói đùa thôi, nhan sắc tự nhiên vẫn đẹp hơn chứ!”. Chàng đánh bạo cầm lấy mũi của Phượng vuốt vuốt:
- Em có nâng mũi không đấy?
Phượng cầm tay Hoàng, bảo chàng nắm chặt lấy mũi của mình rồi vặn:
- Đấy anh xem, mũi giả làm sao chịu được.
Còn ngực của nàng? Chàng làm bộ hôn lên ngực nàng, rồi hôn lần sang nách nàng. Khi phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực, bác sĩ thường rạch một đường ở nách, đút túi silicon vào ngực. Chàng nhìn rất kĩ hai bên nách của Phượng, không thấy có một vết sẹo nào. Ngực nàng đầy đặn, chắc nịch, thanh xuân. Đúng là ngực của cô gái mới lớn còn trinh nguyên. Phượng nhìn sâu vào mắt Hoàng:
- Tại sao anh nhìn em kĩ thế?
Hoàng cười:
- Tại anh yêu em, anh muốn nhìn em cho thật kĩ để khi xa không thể quên được một xăng ti mét nào trên người em.
Phượng cười dí tay vào trán Hoàng:
- Anh thật khéo nói.
Phượng về rồi, Hoàng nằm vật ra giường, đầu nặng trĩu và người hâm hấp như bắt đầu lên cơn sốt. Có phải Phượng là Loan không? Khó hiểu quá, những gì mắt chứng kiến thì không thể là Loan, nhưng tai đã nghe những bài Quan họ, bài chầu văn, câu chuyện nhà mổ lợn, lại không thể là Phượng được. Hoàng vớ điện thoại nhắn cho nàng: “Em là Loan phải không? Bởi vì ngày xưa em đã kể cho anh nghe câu chuyện nhà mổ lợn”. Chàng bấm nút send và thấy ân hận ngay nhưng không cứu vãn được. Màn hình zalo chợt sáng lên trong nháy mắt rồi hình đại diện của Phượng biến mất và bên dưới một dòng cảnh báo “Bạn cẩn thận, có thể đây là một cuộc lừa đảo”. Hoàng hốt hoảng tìm số điện thoại Phượng bấm máy, lập tức đầu giây bên kia “Ò í e, số thuê bao quý khách vừa gọi không liên lạc được”. Hoàng bấm zalo tên Phượng nhưng không còn hình ảnh mà hàng ngày chàng nhắn tin. Hoàng ném điện thoại ra giường, nằm vật ra, không lẽ mình lại mất Phượng? Đêm đó không tài nào chợp mắt được, chàng mong trời mau sáng để chạy đến trường Đại học Giao thông Vận tải tìm nàng. Hôm sau chàng đến rất sớm, chờ từ 7h đến 9h, đã hết người vào lớp mà vẫn không thấy Phượng đâu.
Hoàng nhớ mình còn địa chỉ nhà Phượng. Trước đây, Hoàng làm bộ rủ Phượng, chúng ta cưới nhau thì trước hết phải đi thử máu xem có ai bị bệnh hay lây không. Trò này của Hoàng một công đôi việc, chủ yếu là để nàng tự khai vào phiếu thử máu, địa chỉ, tên tuổi rõ ràng. Đến lúc lấy kết quả, chàng đến trước, lấy giấy của mình và chàng nhìn thấy giấy báo kết quả của Phượng, chàng đã nhớ địa chỉ của Phượng, nàng khai năm sinh đúng 19 tuổi. Không lẽ bác sĩ cũng không phát hiện ra nàng 19 với 24 tuổi ư? Nhưng thôi bây giờ phải phóng xe ngay đến nhà nàng, số nhà… đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân đây rồi. Chàng hỏi một người phụ nữ đang đứng trước cửa: “Chị ơi, đây có phải nhà cô Nguyễn Thị Kim Phượng không?”. Người phụ nữ lắc đầu: “Ở đây không có ai là Nguyễn Thị Kim Phượng cả”. Chàng như người thất trận: “Trời ơi, Phượng là Loan ư?”. Chàng lại phóng xe đến đường Láng Hạ, nhà của Loan đây, vẫn bà già ngồi bán nước trước cửa, chàng sà vào kêu một ly nước chè và hỏi bà cụ:
- Bà ơi, chủ nhân ngôi nhà này bốn năm trước là cô Loan phải không? Bà già gật đầu:
- Đúng rồi cháu, nhưng họ đã đi nước ngoài lâu rồi.
- Thế bà có thấy chủ nhà quay về lần nào không?
Bà già buồn rầu lắc đầu:
- Họ không quay về nữa cháu ạ. Hình như tàu của họ đã gặp bão và không còn ai sống sót.
Rùng mình! Ớn lạnh! Mồ hôi Hoàng túa ra như tắm. Chân khuỵu xuống. Mắt hoa lên. Mặt tối sầm. Hoàng dựa được vào tường. Loan đã trở thành người thiên cổ rồi ư? Trong vô thức, chàng phóng xe về nhà, vùi đầu vào gối khóc không biết bao nhiêu tiếng rồi mệt mỏi thiếp đi. Mãi 9h sáng hôm sau mới thức giấc, khi tỉnh dậy chàng càng hoang mang hơn, tất cả những chuyện vừa qua là sao? Mơ? Tỉnh? Thực? Ảo? Mà sao gối mình đẫm nước mắt thế này? Không lẽ trong mơ mình cũng khóc? Phượng ơi, Loan ơi, em ở đâu?
N.T