Tạp chí văn nghệ Xứ Thanh
Trang chủ   /   Bình luận văn nghệ   /   Thơ Thanh Hóa trong dòng chảy văn học xứ Thanh - Lâm Bằng
Thơ Thanh Hóa trong dòng chảy văn học xứ Thanh - Lâm Bằng
<html> <head> <title></title> </head> <body> <p style="text-align: justify;">Những năm đầu thế kỷ XXI, nền văn học, nghệ thuật nói chung và văn học Thanh Hóa nói riêng có bước phát triển mới, với những thành tựu đáng ghi nhận. Đội ngũ những người hoạt động sáng tạo văn học ngày càng đông đảo, sung sức; đề tài được mở rộng; sức sáng tạo ngày càng phong phú, đa dạng về phong cách, đa giọng điệu và đa chiều trường thể hiện. Văn học Thanh Hóa hòa nhập xuất sắc cùng văn học cả nước, góp phần xứng đáng vào sự phát triển của nền văn học, nghệ thuật xứ Thanh.<br /> Là chuyên ngành có số hội viên đông, Ban thơ có đội ngũ sáng tác hùng hậu, vừa có vốn sống lại vừa đam mê sáng tác. Mỗi hội viên đều tỏ rõ bản lĩnh người cầm bút, thể hiện rõ trách nhiệm công dân và trách nhiệm văn nghệ sỹ trước quê hương, đất nước và thời đại. Trách nhiệm, tâm huyết vì nền thơ xứ Thanh và sự nghiệp văn học nghệ thuật tỉnh Thanh. Hầu hết các hội viên thơ có tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, tạo được bầu không khí thân ái, chân tình để có nhiều hứng khởi trong sáng tác.<br /> Thực tế cuộc sống sôi động của quê hương, đất nước là nguồn cảm hứng vô tận để mỗi tác giả thơ viết nên những vần thơ mang đậm hơi thở của cuộc sống, rung động lòng người...<br /> Chưa bao giờ thơ Thanh Hóa lại nở rộ như bây giờ. Có thể ví thơ Thanh Hóa như vườn hoa đa sắc màu. Là dàn đồng ca đa thanh, đa cung bậc và đa giọng điệu. Với một đội ngũ sung sức 56 hội viên, trong 5 năm qua, các hội viên ngành thơ đã cho ra đời gần 100 tập thơ và trường ca. Có tác giả đều đặn mỗi năm cho ra đời một tập thơ. Hầu hết các hội viên đều có tập thơ trình làng trong nhiệm kỳ. Đây là kết quả đáng ghi nhận về số lượng và cũng thể hiện sức viết sung sức của các tác giả thơ xứ Thanh. <br /> Thơ Thanh Hóa có tiếng nói và có vị trí trên thi đàn cả nước. Nhiều hội viên có thơ đăng thường xuyên trên các báo, tạp chí uy tín như: Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tạp chí Nhà văn và Tác phẩm, tạp chí Thơ, báo Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam. Và giành được giải cao trong các cuộc thi. Tuy nhiên cũng cần mạnh dạn nhận ra rằng, ở một bộ phận nào đó sự hòa nhập với cả nước còn dè dặt, thậm chí còn có khoảng cách nhất định. Chưa có sự bứt phá, cả ở từng tác giả và cả ở phong trào chung. Đã có tâm lý tự bằng lòng và tự mãn với cái đã có. Hiếm thấy có một cá tính thơ, sống quyết liệt với thơ, quyết liệt vì thơ. Những tác giả mới xuất hiện, ít thấy có những giọng điệu riêng, phong cách riêng, mới, lạ...<br /> Lớp nhà thơ xuất hiện trước và kề sau năm 1975 mặc dù tuổi đã cao, đã thưa vắng nhiều nhưng số còn lại vẫn viết rất sung sức, vẫn là lực lượng chủ công của thơ xứ Thanh. Đội ngũ tác giả xuất hiện trước thềm đổi mới thưa và mỏng. Nhưng đây là lực lượng đầy tiềm năng, nhiều khát vọng, sớm bộc lộ tính cách, ít nhiều đã khẳng định được mình nhưng rất cần được cọ sát với lý luận phê bình để có bước đi vững chắc hơn nữa. Đông đảo nhất vẫn là lớp tác giả xuất hiện những năm đầu thế kỷ 21. Đây là những người có nhiều vốn sống, có nhiệt tình với thơ nhưng tuổi trung bình hơi cao, đa số tự bằng lòng với những gì mình đã có. Đội ngũ này luôn đối mặt với thách thức lớn là sự sàng lọc nghiệt ngã của thi ca. <br /> Có thể khẳng định rằng, trong chiều dài 43 năm của Hội VHNT Thanh Hóa, những hội viên thơ chúng ta dù đang ở nhiều cung bậc khác nhau, nhưng vừa là chủ nhân, vừa là người khắc họa nên diện mạo thơ xứ Thanh nhiều thập kỷ cuối thế kỷ Hai mươi và những năm đầu thế kỷ XXI.<br /> Ngày thơ rằm tháng Giêng hàng năm được tổ chức đều đặn, có năm tổ chức quy mô hoành tráng, có được những hiệu ứng nhất định, chứng tỏ công chúng không quay lưng lại với thơ, công chúng vẫn nồng nhiệt đón nhận thơ, và thơ ngày càng gắn liền với công chúng, gắn liền với đời sống xã hội. Tổ chức ngày thơ Việt Nam là dịp để tôn vinh thơ, đưa thơ đến với công chúng, là dịp gặp gỡ, giao lưu, cộng hưởng giữa nhà thơ với bạn đọc yêu thơ. Tuy nhiên, cần phải đổi mới cả về hình thức và quy mô để ngày thơ thật sự trở thành ngày hội của những người làm thơ và công chúng yêu thơ.<br /> Công tác hội thảo, tọa đàm thơ và giới thiệu sách còn ít, chưa được thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy sáng tác. Trong nhiệm kỳ tổ chức được 3 cuộc hội thảo. Mỗi hội thảo là một dịp để tác giả, độc giả và công chúng yêu thơ vừa có được mối dây đồng cảm vừa có cái nhìn nhiều chiều về một tác phẩm cụ thể, một tác giả cụ thể, khẳng định được giá trị, thành công của tác phẩm cũng như khả năng sáng tạo và tiên lượng được bước đi của tác giả. Tuy nhiên, cũng có hội thảo còn nặng về ca tụng một chiều, thiếu những ý kiến xác đáng hay khái quát chân dung tác giả chưa thật chân xác để giúp tác giả có cái nhìn rõ hơn về chính mình, cho nên chưa kích thích được năng lực sáng tác của các tác giả và thúc đẩy phong trào. Cần được phát huy hơn nữa hoạt động này để tác giả, nhà phê bình và độc giả có được giao điểm tư duy, từ đó thúc đẩy sáng tác phát triển.<br /> Cũng như nhiều chuyên ngành khác, đội ngũ hội viên ngành thơ đang có xu hướng già hóa về tuổi tác. Đây cũng là điều cần suy ngẫm trong công tác phát triển hội viên.<br /> Phần lớn các hội viên đều tâm huyết với thơ, ham mê lao động và miệt mài sáng tạo. Tuy vậy vẫn còn có hội viên chưa thật sự đầu tư cho tác phẩm, chưa có khám phá về ngôn ngữ, cấu tứ, cách biểu đạt, về khai thác đề tài, và nhất là sự lắng đọng cần thiết. Vì vậy, chất lượng tác phẩm chưa đi tới giới hạn cần có. Tác giả khó đi xa hơn, chưa thoát khỏi lối mòn, còn lúng túng, dẫn đến những sáng tác hời hợt, dễ dãi, câu thơ mòn sáo, nghèo hình ảnh.<br /> Thơ là sự thăng hoa của cuộc sống, thơ là tiếng ca của tâm hồn. Thi ca khiến con người xích lại gần nhau hơn, và vốn không thể thiếu trong đời sống xã hội. Càng không thể thiếu trong một xã hội đang cuộn chảy không ngừng của sự phát triển và hội nhập. Hy vọng rằng, đội ngũ những người làm thơ xứ Thanh, dưới mái nhà chung Hội VHNT Thanh Hóa, trong bầu không khí ân tình và thấm đượm yêu thương của quê hương núi Rồng, sông Mã, sẽ cho ra đời những vần thơ lay động lòng người, hòa nhập cùng thi ca cả nước, tạo nên những lớp sóng sôi động trong dòng chảy của văn học xứ Thanh.<br />                                                                                                                                             L.B</p> <p style="text-align: justify;"><em>* Tham luận tại Đại hội Hội VHNT Thanh Hóa lần thứ IX, ngày 31-12-2017</em></p> </body> </html>

Các tin liên quan

Thống kê truy cập
 Đang online: 196
 Hôm nay: 11204
 Tổng số truy cập: 12945206
Cửa sổ văn hóa

  • TẠP CHÍ VĂN NGHỆ XỨ THANH
  • Địa chỉ: Tầng 9, trụ sở hợp khối các đơn vị sự nghiệp tỉnh, đường Lý Nam Đế, Phường Đông Hương, TP. Thanh Hóa - Điện thoại: 0237.3859.400
  • Chịu trách nhiệm nội dung: Thy Lan
  • Website: tapchixuthanh.vn - Email: tapchixuthanh@gmail.com
  • Giấy phép số 187/GP-TTĐT do Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cấp ngày 26/10/2023
  • Đơn vị xây dựng: Trung tâm CNTT&TT Thanh Hóa